Mặc dù UBND phường đã treo thông báo công khai tại khu nhà, vận động, tuyên truyền để người dân tự giác tháo dỡ phần cơi nới vi phạm nhưng vì lí do nguy hiểm cho công trình nên nhiều người dân vẫn chưa biết nên tháo dỡ như thế nào.
![]() |
Bảng thông báo được treo lên tại các cửa ra vào đơn nguyên 1 và 2 khu tập thể Thành Công từ đầu năm 2017. |
Khu nhà G6A tập thể Thành Công nằm trên mặt đường Nguyên Hồng (phường Thành Công, Ba Đình, Hà Nội) được đưa vào sử dụng từ năm 1987. Toàn bộ khu tập thể hiện xuống cấp trầm trọng, mức độ nguy hiểm báo động ở cấp độ D. UBND phường Thành Công đã phải gắn biển thông báo ở đơn nguyên 1 và 2, yêu cầu các hộ dân không cơi nới trái phép và chủ động tháo dỡ các phần đã cơi nới để bảo đảm khả năng chịu lực của tòa nhà.
Có mặt tại khu nhà G6A – Khu tập thể Thành Công, theo quan sát của PV Báo điện tử Infonet, sau khoảng 30 năm sử dụng, tòa nhà đã xuống cấp trầm trọng. Phần tiếp giáp giữa các đơn nguyên của tòa nhà càng ngày càng tách xa nhau.
![]() |
Tập thể Thành Công xuống cấp nghiêm trọng, cơ quan chức năng đã xếp loại công trình nguy hiểm cấp cao nhất (cấp độ D) và phải di dời người dân khẩn cấp.
Hai đơn nguyên tách rời, cách nhau hàng chục cen-ti-met.
Theo ông Chi (cư dân khu nhà G6A, tập thể Thành Công), từ năm 1987 khi người dân chuyển đến khe nứt này đã tồn tại. Ông Chi cho rằng để tiết kiệm chi phí đào móng, chủ đầu tư đã xây chung cư dựa trên 2 nền móng không bằng phẳng nên đã tạo ra khe hở ngay từ đầu. |
Tòa nhà cao 5 tầng, các bức tường bị rạn nứt và bị lún nghiêm trọng. Phần tiếp giáp giữa các phòng cũng xuất hiện vết nứt khá lớn, một số người dân đã gia cố bằng cách trám xi măng.
Đặc biệt tại khu vực cửa số 2 của tòa nhà, phần nóc tầng 1 đã bị bong tróc bê tông, để lộ ra những khung sắt hoen rỉ. Phía trong, các bức tường bong tróc nham nhở.
![]() |
Các mảng tường bị bong tróc nham nhở, trơ cả gạch. |
Theo ghi nhận của PV, hầu như các hộ dân tại khu nhà G6A tập thể Thành Công đều đồng tình với chủ trương của thành phố về việc cần phải xây dựng lại các nhà chung cư cũ xuống cấp bởi họ ý thức được mức độ nguy hiểm của tòa nhà mình đang ở.
Nhiều người dân sinh sống tại khu nhà cho biết, họ đã động viên các hộ gia đình tháo dỡ phần cơi nới để giảm áp lực cho tòa nhà. Tuy nhiên, theo ý kiến của cư dân, việc để các hộ tự giác tháo dỡ phần "chuồng cọp" rất nguy hiểm, cần có biện pháp đảm bảo an toàn con người và cả công trình.
![]() |
Hệ thống "chuồng cọp" - phần không gian cơi nới dày đặc ảnh hưởng lớn đến khả năng chịu lực của toàn khu nhà. |
Anh Tuấn (cư dân khu nhà G6A tập thể Thành Công) cho biết: “Bản thân tôi cũng như nhiều người ý thức được mức độ nguy hiểm của khu nhà và cả những phần cơi nới. Tuy nhiên, không gian cơi nới thêm đã được xây dựng từ rất lâu, ăn chặt vào cốt nhà, vì thế bảo người dân tự tháo dỡ là rất khó”.
Cùng quan điểm với anh Tuấn, bà Nguyễn Trúc Loan (cư dân khu nhà G6A) chia sẻ: “Gia đình chúng tôi sinh sống ở đây đã hơn 20 năm, phần không gian cơi nới cũng tồn tại với thời gian tương tự. Với những phần cơi nới mới làm chỉ bằng sắt thép thì không sao chứ những không gian mở rộng có từ lâu, gắn với nhà rồi thì tháo dỡ ra rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới cả căn hộ. Bây giờ người dân cũng ý thức được nhưng vấn đề là tháo dỡ như thế nào”.
![]() |
Những phần cơi nới bằng thép và diện tích nhỏ có thể dễ dàng tháo dỡ.
Nhưng việc tháo dỡ những khối không gian cơi nới có diện tích lớn hơn đã tồn tại hàng chục năm sẽ rất khó khăn và có thể gây nguy hiểm cho cả tòa nhà. |
Bà Nguyễn Minh Tâm (Tổ trưởng tổ dân phố ) cho biết, tấm bảng thông báo công khai vận động người dân đã được treo từ đầu năm 2017. Theo đó, người dân cũng biết và ủng hộ chủ trương của chính quyền. Trước đó, UBND Phường Thành Công đã có cuộc họp với 49 hộ dân sinh sống tại khu nhà G6A để thông báo về mức độ nguy hiểm của khu nhà, việc di dời dân cư, đồng thời vận động người dân chủ động tháo dỡ phần cơi nới.
![]() |
![]() Bảng thông báo đã được treo lên tại 2 cửa ra vào của đơn nguyên 1 và 2 khu nhà G6A từ đầu năm 2017. |
"Việc tạm cư cho người dân bố trí tại các quỹ nhà gồm: Lô E Khu đô thị (KĐT) Yên Hòa (quận Cầu Giấy), nhà A1 - A2 - X2 Phú Thượng (quận Tây Hồ), nhà CT1 KĐT thành phố Giao Lưu (quận Bắc Từ Liêm). Chính quyền các phường có nhà nguy hiểm đã tổ chức đưa người dân đi tham quan các địa điểm tạm cư và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân. Trong số đó, chỉ có một số ít trên tổng số 49 hộ dân nhà G6A Thành Công đồng ý nhận phương án tạm cư. Tuy nhiên, đến nay tất cả những người dân đã đồng ý phương án tạm cư cũng như chưa đồng ý vẫn đang sinh sống bình thường tại các khu nhà tập thể nguy hiểm này bởi vì đa phần người dân đều hoang mang không biết đi thì khi nào được về, hay không có cơ hội để về" – bà Tâm cho biết.
Bà Tâm cũng bày tỏ băn khoăn của hầu hết các hộ dân về việc tháo dỡ phần "chuồng cọp" theo thông báo của UBND phường Thành Công: “Cả nhà và phần cơi nới là một khối từ lâu rồi, nếu bây giờ bỏ đi thì cả căn nhà sẽ như thế nào? Chúng tôi ủng hộ việc này, tuy nhiên bảo người dân tự tháo thì chúng tôi chẳng biết phải làm như thế nào? Để nguyên có thể không sao nhưng tháo phần cơi nới ra có thể sẽ nguy hiểm do nhà cũng đã xuống cấp lâu rồi".
![]() |
Phần lớn người dân khi được hỏi đều cho biết rất mơ hồ về cách thức tháo dỡ các phần cơi nới. |
Người dân ở đây mong muốn sớm được gặp cơ quan chức năng để có một cuộc đánh giá công khai mức độ nguy hiểm của khu nhà một cách khách quan và được giải đáp thắc mắc, hướng dẫn cách thức tháo dỡ các phần cơi nới. Bên cạnh đó, người dân cũng muốn được biết cụ thể, chính xác các vấn đề chính sách, quyền lợi của người dân trong việc di dời, tạm cư và tái định cư khi xây dựng lại khu tập thể.
PV Báo điện tử Infonet đã liên hệ làm việc với UBND phường Thành Công để đưa những băn khoăn và thắc mắc này của người dân lên phường giải đáp. Infonet sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này ngay sau khi có câu trả lời của UBND phường Thành Công.
Theo Infonet
Nằm trong danh sách công trình cấp độ D, khu nhà G6A Thành Công được đánh giá là khu nhà tập thể nguy hiểm nhất Hà Nội.
" alt=""/>Khu tập thể Thành Công 'oằn mình' gánh chuồng cọp, báo động nguy cơ sậpUBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 7093/QĐ-UBND điều chỉnh một số nội dung của Dự án cải tạo xây dựng lại nhà B6 Giảng Võ.
Theo quyết định, quy mô của dự án, diện tích sử dụng đất, theo bản vẽ tổng mặt bằng điều chỉnh đã được Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội chấp thuận kèm Văn bản số 3048/QHKT-TMB(KHTH) ngày 23/5/2017.
Cụ thể: Diện tích đất nghiên cứu khoảng 3.015m2, diện tích đất lập dự án khoảng 2.726,2m2, diện tích xây dựng công trình khoảng 1.800m2, mật độ xây dựng ô đất khoảng 59,7%, tổng diện tích sàn xây dựng (chưa kể hầm, tum thang) khoảng 43.200m2, tầng cao công trình 24 tầng, tầng hầm 3 tầng, số lượng căn hộ 342 căn.
![]() |
Theo quyết định điều chỉnh, chủ đầu tư có trách nhiệm dành 102 căn hộ phục vụ tái định cư và được phép bán 240 căn hộ phục vụ mục đích thương mại tại dự án B6 Giảng Võ. |
Phương án tiêu thụ sản phẩm, chủ đầu tư có trách nhiệm dành 102 căn hộ phục vụ tái định cư và được phép bán 240 căn hộ phục vụ mục đích thương mại. Chủ đầu tư được kinh doanh phần diện tích thương mại tại tầng 1+2 của khối nhà.
Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến gần 932 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án, giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến hết quý III/2017, giai đoạn thực hiện đầu tư từ quý III/2017 đến hết quý I/2019 và giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa vào khai thác, sử dụng từ Quý II/2019.
Dự án Nhà tái định cư và văn phòng cho thuê B6 Giảng Võ là dự án phá dỡ chung cư cũ xuống cấp để cải tạo xây dựng mới mang lại hy vọng về chỗ ở to đẹp hơn cho khoảng 100 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu nơi đây.
Được biết, Dự án xây dựng lại nhà chung cư B6 Giảng Võ, Hà Nội được triển khai từ năm 2007 nhưng do nhiều vướng mắc nên dẫn đến tranh chấp kéo dài. Đến nay, sau nhiều năm dự án này vẫn “án binh bất động” và cư dân nhà B6 vẫn đang phải sống tại nơi ở tạm.
Liên quan đến dự án này, tháng 12/2009, UBND TP Hà Nội ra văn bản chấp thuận đề nghị của Sở QHKT cho chủ đầu tư Công ty TNHH MTV Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36 xây dựng công trình gồm: Khối văn phòng cao 22 tầng và khối nhà ở cao 19 tầng. Nhưng theo hồ sơ xin cấp phép xây dựng của chủ đầu tư gửi lên Sở Xây dựng (năm 2011), chủ đầu tư lại đề nghị cấp phép xây 2 toà cao 28 tầng.
Theo nội dung phân vùng để kiểm soát phát triển công trình cao tầng trong khu vực 4 quận nội thành, công trình cải tạo nhà B6 Giảng Võ thuộc phân vùng có quy mô 21 tầng. Đến nay theo quyết định điều chỉnh một số nội dung của Dự án cải tạo xây dựng lại nhà B6 Giảng Võ của UBND TP Hà Nội, công trình được nâng tầng cao là 24 tầng; tầng hầm 3 tầng, số lượng căn hộ 342 căn.
Hồng Khanh
Tại văn bản số 5621 của UBND TP.Hà Nội ngày 30/9/2016, hiện có 19 doanh nghiệp được giao lập quy hoạch chi tiết 1/500 toàn khu chung cư cũ, nhiều “ông lớn” bất động sản có mặt trong danhsách trên.
" alt=""/>Dự án B6 Giảng Võ được nâng tầngĐặc biệt, đối với bậc tiểu học, toàn bộ 12/12 quận và một số huyện, thị xã như Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức, Đan Phượng, Sơn Tây có tỷ lệ bình quân học sinh/lớp vượt mức quy định (vượt mức 35 học sinh/lớp).
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Chưa đảm bảo chỉ tiêu trường công lập
Một số phường tại các quận nội thành do điều kiện quỹ đất hạn chế nên chưa đảm bảo chỉ tiêu trên địa bàn có ít nhất 1 trường công lập ở 3 cấp học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
Các xã, phường, thị trấn chưa có trường mầm non, tiểu học, THCS công lập gồm:
Quận Đống Đa: các phường Quốc Tử Giám, Quang Trung, Khâm Thiên, Ngã Tư Sở chưa có trường tiểu học; các phường Quốc Tử Giám, Trung Liệt, Thổ Quan, Khâm Thiên, Phương Liên, Ngã Tư Sở chưa có trường THCS.
Quận Hai Bà Trưng: phường Nguyễn Du chưa có trường tiểu học (học sinh phường Nguyễn Du học ghép tại các trường tiểu học thuộc các phường Lê Đại Hành, Phạm Đình Hổ); các phường Bách Khoa, Đông Mác, Đồng Tâm chưa có trường THCS (học sinh tại các phường này học ghép tại các trường THCS thuộc các phường Bạch Mai, Bạch Đằng, Trương Định).
Quận Hoàn Kiếm: phường Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Mã chưa có trường mầm non; phường Hàng Bài, Hàng Mã, Tràng Tiền, Đồng Xuân, Cửa Đông, Cửa Nam, Hàng Bạc, Hàng Đào chưa có trường tiểu học.
Các phường Trần Hưng Đạo, Lý Thái Tổ, Phúc Tân, Hàng Bồ, Tràng Tiền, Hàng Bông, Cửa Đông, Phan Chu Trinh, Hàng Buồm, Cửa Nam, Hàng Bạc, Hàng Đào chưa có trường THCS.
Quận Ba Đình: phường Liễu Giai chưa có trường tiểu học, THCS; phường Điện Biên chưa có trường THCS.
Quận Bắc Từ Liêm: phường Đức Thắng chưa có trường mầm non; phường Xuân Tảo chưa có trường tiểu học và THCS.
Quận Hà Đông: phường Yết Kiêu chưa có trường THCS.
Theo kết quả giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP Hà Nội, do được quy hoạch, xây dựng từ trước và nằm trong khu vực dân cư nên hầu hết các trường học ở khu vực các quận trung tâm chật hẹp và rất khó khăn để cải tạo, mở rộng diện tích. Trong khi đó, hiện thiếu một số quy định, cơ chế đặc thù về quy hoạch, kiến trúc (tầng cao, mật độ xây dựng, tầng hầm) cho cải tạo, xây dựng tại các khu vực này.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Nguyên nhân được xác định là giữa quy hoạch và đầu tư phát triển về nhà ở với việc quy hoạch và đầu tư xây dựng trường học còn thiếu sự đồng bộ; chưa kịp thời đầu tư xây dựng trường học tại một số khu vực đô thị hóa nhanh, khu vực phát triển chung cư cao tầng, khu đô thị. Một số dự án đầu tư xây dựng mới các trường trong quá trình triển khai gặp khó khăn, công tác giải phóng mặt bằng kéo dài.
Việc rà soát, đề xuất danh mục di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở điều trị có mức độ ô nhiễm, truyền nhiễm lây nhiễm cao; các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị nằm trong khu vực nội thành Hà Nội không phù hợp các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, không phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô để ưu tiên quỹ đất phát triển các công trình công cộng, hạ tầng xã hội (trong đó có trường học để giảm tải) còn chậm.
Thanh Loan
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa thông báo tới các đơn vị, trường học lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2021. Tùy theo cấp học, học sinh Hà Nội sẽ nghỉ Tết Dương lịch năm 2021 nhiều nhất là 3 ngày.
" alt=""/>Nhiều phường nội thành Hà Nội không có trường công lập